Lập kế hoạch kinh doanh là khâu quan trọng khi bắt đầu kinh doanh online cũng như kinh doanh truyền thống. Mọi người thường xem nhẹ việc lập kế hoạch kinh doanh dẫn đến việc triển khai tràn lan, “mịt mờ” làm dự án dần trở vào bế tắc và phá sản.

Nếu đang bắt đầu chuẩn bị kinh doanh, ngay bây giờ việc của bạn đó là lên một kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn. Có thể khi đọc bài viết này, bạn sẽ thấy nó thật “lý thuyết”, nhưng tôi cho rằng nó là những bước không thể bỏ qua, để bạn có thể nhìn thấy được điểm mạnh và điểm yếu của chính mình.

Xây dựng bộ khung của Kế hoạch kinh doanh

Nghiên cứu thị trường (trong phạm vi có thể):

Đây là bước quan trọng để xác định xem sản phẩm mà bạn định bán liệu có tiềm năng để kinh doanh online không? Cách làm đơn giản là bạn có thể tìm kiếm trên Google và Facebook và tổng hợp lại.

Xác định đối tượng mà shop kinh doanh online của bạn hướng đến: Tùy thuộc vào sản phẩm mà bạn có thể xác định được đối tượng mục tiêu.

Đọc thêm: Những lưu ý khi khởi nghiệp

Xác định sản phẩm chủ lực:

Sản phẩm chính mà bạn muốn người tiêu dùng biết đến là gì? Nếu bạn có ít vốn, hãy lựa chọn từ 1-3 sản phẩm chính để tập trung kinh doanh, đừng quá dàn trải nguồn vốn của mình.

Bạn nên tối ưu hóa, cụ thể hóa ngách sản phẩm, đừng cố bán quá nhiều sản phẩm mà hãy tập trung 1 vài sản phẩm để thành công – tập trung Marketing các sản phẩm, hãy bán 1 sản phẩm cho 1000 khách hàng, đừng bán 1000 sản phẩm cho 1000 khách hàng.

Xác định nguồn vốn bạn có:

Bạn có thể chuẩn bị được bao nhiêu tiền để bắt đầu kinh doanh online? Nếu bạn có thể tự chủ tài chính, chúc mừng bạn! Còn nếu không, hãy biết tự lượng sức mình để lựa chọn sản phẩm có giá thành thấp.

Nếu chưa có vốn hãy thử sức với Dropshipping để học kinh doanh với vốn chỉ vài trăm nghìn đồng và hoàn toàn bạn vẫn có thể chiến đấu như một người kinh doanh thực thụ.

Tìm hiểu: Dropshipping với Fori Center

Xác định khả năng cạnh tranh trên mặt trận online:

Để cạnh tranh được với đối thủ, bạn cần phải biết điểm mạnh và điểm yếu của mình. Ví dụ như điểm mạnh của bạn là hiểu biết sâu về sản phẩm, có kinh nghiệm tư vấn bán hàng, điểm yếu là nguồn vốn hạn hẹp và không có cửa hàng kinh doanh…
Bạn có thể quảng bá sản phẩm tối đa trên bao nhiêu kênh?
Hệ thống kênh là một trong những yếu tố nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường Online.

Xác định thương hiệu:

Sau khi đã chốt được sản phẩm, hãy bắt đầu nghĩ đến cho cửa hàng online của bạn một cái tên thật hay và ý nghĩa, có liên quan đến sản phẩm bạn định bán.

Cách thức vận hành cửa hàng:

Bước tiếp theo, bạn cần xác định xem mình sẽ làm những công việc gì, cần chuẩn bị những vấn đề gì… Hãy lên một danh sách công việc cụ thể để thực hiện từng bước, tránh bị sót.
Vấn đề về nhân sự, tư vấn, đóng gói, ship hàng, xử lý bảo hành, đổi trả, chi phí phát sinh khi vận hành…

Kêu gọi đầu tư hoặc hợp tác (nếu cần):

Nếu bạn cảm thấy không thể tự mình vận hành và thiếu nguồn vốn kinh doanh, đừng ngại tìm kiếm thêm đối tác. Đó có thể là bạn thân của bạn, anh chị của bạn hay nhà đầu tư có thể chính là bố mẹ của bạn… Luôn nhớ rằng: “Nếu bạn đi một mình, bạn sẽ đi nhanh hơn nhưng nếu bạn đi cùng người khác, bạn sẽ tiến xa hơn”.

Bạn cần phải lên một kế hoạch cẩn thận trước khi bắt đầu vào kinh doanh online

Một ví dụ về thiết lập kế hoạch kinh doanh

Từ những điều cơ bản trên, tôi muốn chia sẻ thêm với các bạn về những gạch đầu dòng nho nhỏ về shop của mình:

Sản phẩm là mỹ phẩm có sự cạnh tranh cao, bởi nó hoàn toàn là sản phẩm dễ mua, dễ dùng và tất cả các chị em đều muốn sở hữu.

Đối tượng khách hàng: Chị em phụ nữ từ 20 tuổi trở lên, có quan tâm đến sức khỏe và có đủ tài chính để tự “làm đẹp” cho mình.

Sản phẩm chủ lực của tôi sẽ là các mặt hàng “Phụ kiện thời trang” – Ví da, đồng hồ, quần áo, may mặc, mỹ phẩm.

Tôi có thể tự chuẩn bị cho mình một nguồn vốn đáng kể để bắt đầu kinh doanh online mà không cần sự trợ giúp về vốn từ bên ngoài.

Khả năng cạnh tranh:

Điểm mạnh:

Sản phẩm tiêu chuẩn của các nước phương Tây, giá cả phù hợp với chị em là dân văn phòng, đảm bảo nguồn hàng ổn định, có vốn hiểu biết nhất định về thời trang, làm đẹp

Điểm yếu:

Chưa biết cách tiếp cận khách hàng, chưa biết cách tạo hình sản phẩm đẹp và chuyên nghiệp…

Cách thức vận hành cửa hàng:

Triển khai quảng bá:

Tôi xác định sẽ bắt đầu kinh doanh online trên Facebook với một kênh Fanpage riêng của mình với sự giúp đỡ từ 1-2 nhân viên, bạn bè cùng thực hiện quản lý. Đặt tên cho cửa hàng và làm biển hiệu. Trong kế hoạch dài hơi của mình, tôi sẽ thiết kế một cửa hàng nho nhỏ và tương lai trở thành một store mini.

Xác định kênh quảng bá và thu hút khách hàng:

Tôi lựa chọn bán hàng trong Group và diễn đàn để thực hiện kinh doanh cho dự án của mình, tuy nhiên tôi sẽ dành ra một khoản để bắt đầu kiếm khách hàng từ nguồn traffic tính phí của Facebook bằng cách chạy quảng cáo để test thị trường và quảng bá thương hiệu cá nhân của mình, tất nhiên là không cần nhiều 100-200k/tuần như vậy thôi là ổn rồi.

Bên cạnh đó tôi phát triển thêm các kênh thương mại điện tử như: shopee, sendo, lazada và một kênh youtube để giới thiệu các sản phẩm.

Những công việc lớn lao luôn làm từ những việc nhỏ bé, ít tiền làm theo kiểu ít tiền, nhiều tiền làm theo kiểu nhiều tiền chứ không nhất thiết đổ vài chục triệu chạy ads thì mới gọi là kinh doanh.

Đọc thêmNhững kênh bán hàng người kinh doanh phải biết

Kết luận

Một kế hoạch cũng như một chiến lược kinh doanh sẽ giúp bạn xác định được đúng hướng tránh lan man, triển khai không hiệu quả.

Chúc các bạn thành công.

Bình luận