Thói quen người tiêu dùng dần thay đổi theo thời gian. Thế giới chuyển từ độc thoại sang đối thoại. Marketers giỏi phải là những người có kỹ năng quan sát & biết lắng nghe. Trong bài viết này, Fori Center sẽ làm rõ khái niệm về độc thoại, đối thoại trong Marketing. Và tầm quan trọng của chúng ở bối cảnh công nghệ số nhé.

Độc thoại thoái vị

Độc thoại trong marketing là một khái niệm dùng để chỉ việc một thương hiệu, doanh nghiệp hoặc cá nhân tạo ra và phân phối nội dung quảng cáo hoặc thông tin mà không có sự tương tác hoặc phản hồi trực tiếp từ khách hàng hoặc đối tượng mục tiêu.

Trong độc thoại, thông điệp được truyền tải một chiều. Thường thông qua các kênh truyền thông không tương tác như: quảng cáo truyền hình, quảng cáo trên tạp chí, bảng quảng cáo, hoặc các trang web chỉ đọc. Các thông điệp này thường được thiết kế để truyền đạt thông tin về sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu mà không yêu cầu phản hồi trực tiếp từ người tiêu dùng.

độc thoại trong marketing

Tuy nhiên, độc thoại không còn là phương pháp hiệu quả nhất trong marketing hiện đại. Thay vào đó, các doanh nghiệp ngày nay thường tập trung vào tạo ra các chiến dịch tương tác, kích động thảo luận, và tạo mối liên hệ sâu hơn với khách hàng thông qua các kênh tương tác như mạng xã hội.

Đối thoại lên ngôi

Sự phát triển của truyền thông. Sức lan tỏa của internet đã và đang đem lại nhiều cơ hội. Mở ra không gian mới với nhiều sự sáng tạo và cách tiếp cận đến khách hàng. Các hoạt động quảng cáo, truyền thông một chiều đã trở nên lỗi thời. Khiến cho người nghe dễ nhàm chán và bỏ qua.

Ngày nay, khách hàng không phải là những chiếc máy nghe thụ động. Mà ngày càng trở nên thông thái và hiểu biết hơn về xu hướng, thị trường, …Việc tập trung vào các chiến dịch Marketing tương tác có thể giúp tạo ra một chiến lược toàn diện và hiệu quả hơn trong việc thu hút và giữ chân khách hàng.

Một số cách tương tác với khách hàng

  • Sử dụng mạng xã hội: Kết hợp việc đăng các bài viết, hình ảnh hoặc video trên các trang mạng xã hội. Với việc tương tác với người theo dõi bằng cách trả lời các bình luận, tin nhắn hoặc tham gia vào cuộc thảo luận…Điều này giúp tạo dựng mối liên hệ với khách hàng và tăng cường sự tương tác.
  • Email marketing tương tác: Gửi email để khuyến khích khách hàng tham gia, đăng ký, hoặc mua hàng. Đồng thời, hãy đảm bảo rằng bạn theo dõi và phản hồi các email từ khách hàng một cách nhanh chóng.
  • Chatbot và hỗ trợ trực tuyến: Sử dụng các chatbot hoặc hệ thống hỗ trợ trực tuyến. Để giúp khách hàng giải đáp các câu hỏi. Cung cấp thông tin về sản phẩm và dịch vụ, và tương tác với họ một cách tức thì.
  • Tiếp thị nội dung tương tác: Tạo ra nội dung tương tác như cuộc thảo luận trực tiếp, câu hỏi và trả lời, cuộc bình chọn hoặc cuộc thi. Tổ chức các sự kiện mini game nhận quà. Giúp khách hàng tham gia và chia sẻ ý kiến của họ.
  • Sự kiện và hội thảo trực tuyến: Tổ chức các sự kiện và hội thảo trực tuyến như livestreams, hoặc Q&A trực tuyến để tạo cơ hội tương tác trực tiếp với khách hàng.
  • Sử dụng đánh giá của khách hàng: Khuyến khích khách hàng để họ đánh giá và viết nhận xét về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Phản hồi từ người dùng có thể giúp bạn cải thiện sản phẩm. Tạo niềm tin cho khách hàng tiềm năng.

Vì vậy, bên cạnh việc tập trung vào sản phẩm/dịch vụ của mình. Các bạn hãy tương tác, lắng nghe khách hàng. Để có thể hiểu họ hơn. Giúp tăng cường sự hiệu quả của chiến lược marketing. Thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Tình hình ứng dụng marketing “đối thoại” hiện nay

Nếu lịch sử ngành tiếp thị từng chứng kiến một cuộc đổi ngôi ngoạn mục của quảng cáo và quan hệ công chúng (PR). Thì giờ đây, một cuộc soán ngôi lại diễn ra giữa hình thức marketing tương tác và marketing truyền thống. Công chúng không còn mặn mà với các thông điệp tiếp thị độc thoại, một chiều. Nơi mà họ không thể bày tỏ ý kiến hay tình cảm của mình. Những thương hiệu đang nhanh chóng bắt nhịp sự chuyển dịch mới này để đối thoại với khách hàng bằng những ý tưởng tương tác đầy sáng tạo.

“Chìa khóa” tương tác qua Facebook và hàng tỷ thông điệp được đưa lên facebook mỗi ngày. Là minh chứng thuyết phục cho thị hiếu “tương tác” của công chúng. Nhờ khả năng tương tác mạnh mẽ. Facebook giúp các thành viên kết nối và chia sẻ với nhau nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi.

Lời kết

Nhìn chung, thời kỳ phát triển rực rỡ của internet và hiện tại là công nghệ 4.0 đã đem đến những thách thức. Nhưng đồng thời cũng mang tới nhiều cơ hội. Marketing truyền thống một chiều đã trở nên lỗi thời. Nhường chỗ cho marketing tương tác hai chiều đầy sáng tạo. Thu hút với những ưu điểm vượt trội. Marketing vẫn là cuộc hội thoại giữa người với người trong vòng xoáy của giao tiếp online. Mong rằng bài viết trên hữu ích với các bạn !

Các bạn có thể xem thêm bài viết này: Chiến lược 4P trong Marketing Mix – Bạn đã biết ?

Tham gia ngay các hệ sinh thái của Fori Center ngay:

Bình luận